Định giá
Last updated
Last updated
Định giá cổ phiếu có thể được hiểu đơn giản như việc xác định giá trị thực sự hay giá trị nội tại của cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Trong đó định giá theo phương pháp 4M là một trong những phương thức tiếp cận đơn giản và hiệu quả trong việc định giá cổ phiếu.
Mục này bao gồm 5 yếu tố chính:
Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong 12 tháng gần nhất: Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, bạn có thể tìm thấy ở Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh.
Tỉ lệ tăng trưởng EPS trong tương lai: Được tính bằng cách so sánh EPS của công ty trong hai giai đoạn thời gian khác nhau, tỷ lệ tăng trưởng EPS giúp nhà đầu tư đánh giá sự phát triển và tiềm năng tương lai của doanh nghiệp với số năm dự kiến đầu tư. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tỷ lệ này ở các báo cáo phân tích của các chuyên gia, các công ty chứng khoán,… hoặc có thể lấy tỷ lệ tăng trường trung bình của ngành.
Thời gian đầu tư: Số năm ở đây sẽ tùy cổ phiếu mình muốn nắm giữ dài hay ngắn, có thể là 3-5-10 năm.
Chỉ số P/E tương lai: Ý nghĩa thể hiện là nếu bạn mua công ty đó thì bạn sẵn sàng trả giá bao nhiêu lần so với lợi nhuận để sở hữu công ty đó.
Tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được (Minimum Acceptable Rate of Return – MARR): Là mức lãi suất tối thiểu (thấp nhất) của dự án hay của một cổ phiếu mà nhà đầu tư chấp nhận được.
Xác định biên an toàn: Là một phần của việc tự bảo vệ cho nhà đầu tư, biên an toàn đảm bảo rằng giá mua cổ phiếu hoặc tài sản thấp hơn so với giá trị thực sự của chúng. Điều này có tác dụng bù đắp cho bất kỳ sai sót hoặc biến động không thể dự đoán trước trong việc định giá và đảm bảo rằng nhà đầu tư có một lớp bảo vệ an toàn trong bối cảnh biến đổi của thị trường. Mức thiết lập này giúp người đầu tư tránh các rủi ro không cần thiết. Trong đó các yếu tố biên an toàn cơ bản bao gồm: - MOS (Margin of safety): Biên an toàn - EPS (Earning per share): Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu - FCF (Free cash flow): Dòng tiền tự do của doanh nghiệp
Lưu ý: Người dùng có khả năng điều chỉnh các thông số đầu vào như tỷ lệ tăng trưởng EPS tương lai, biên an toàn, thời gian đầu tư, và các thông số khác để tùy chỉnh kết quả định giá phù hợp với quan điểm và dự định cá nhân.
Đường màu xanh: thể hiện biến động giá của cổ phiếu
Đường màu tím: thể hiện giá trị nội tại của cổ phiếu
Vùng rủi ro cao (màu đỏ): biểu thị rằng giá mua cổ phiếu hoặc tài sản đang vượt quá xa so với giá trị thực sự của chúng và giá đã vượt quá xa so với ngưỡng an toàn để mua cổ phiếu.
Vùng an toàn (màu xanh lá): biểu thị rằng giá mua cổ phiếu hoặc tài sản thấp hơn so với giá trị thực sự của chúng và nằm trong vùng biên an toàn có thể mua cổ phiếu mà không bị ảnh hưởng bởi các biến động không thể dự đoán trước.
Hiển thị các thông số quan trọng liên quan đến kết quả định giá cổ phiếu:
Giá trị hiện tại của cổ phiếu.
Giá tại mức biên an toàn 50%.
Tỷ suất biên an toàn.
Thời gian hoàn vốn của luồng tiền tự do hiện tại.
Giá tại năm muốn hoàn vốn theo dòng tiền tự do trên cổ phiếu (FCF/s)
Thời gian hoàn vốn của lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) hiện tại.
Hiển thị một bảng thống kê tóm tắt các thông tin quan trọng về cổ phiếu
Giá cổ phiếu hiện tại.
P/E (Price-to-Earnings ratio) hiện tại.
P/E thấp nhất và cao nhất từ lịch sử.
PEG (P/E to Growth ratio).
BVPS (Book Value per Share).
Tỷ lệ tăng trưởng BVPS.
P/B (Price-to-Book ratio).
Lưu ý quan trọng khi sử dụng công cụ định giá:
Công cụ định giá được thiết kế để sử dụng các dữ liệu mặc định có sẵn, do đó nó nên được coi là một hướng dẫn hữu ích để nhập liệu với các con số có ý nghĩa cho các lần định giá sau này.
Tránh định giá các doanh nghiệp có tính chu kỳ rõ ràng (như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản,...) bằng công cụ này, vì tính chất đặc biệt của các ngành này có thể không phản ánh đúng giá trị thực sự trong mô hình định giá này.