🚨 Bạn đang tàn nhẫn với chính cảm xúc và tài sản của mình… Chỉ vì luôn cắt lỗ 7%
Last updated
Last updated
🚨 Bạn đang tàn nhẫn với chính cảm xúc và tài sản của mình… Chỉ vì luôn cắt lỗ 7%, nhưng lại quên mất một thứ quan trọng nhất: 👉 Bạn đã vào bao nhiêu tiền cho mỗi deal đó?
💥 Cắt lỗ 7% không sai – ngược lại, nó còn là dấu hiệu của một nhà đầu tư có kỷ luật. Nhưng nếu bạn rơi vào các tình huống dưới đây:
Cắt lỗ 7% trên giá cổ phiếu, nhưng số tiền thực tế mất đi lại khiến bạn "xót xa"
Thậm chí thiệt hại còn cao hơn nữa nếu bạn dùng margin
Sau mỗi lần cắt, bạn thấy tiếc nuối, rối bời, lo lắng và dần mất kiểm soát cảm xúc
Thì rõ ràng bạn không sai khi cắt lỗ, mà sai ở chỗ vào vốn quá tay ngay từ đầu.
🎯 Vấn đề không nằm ở tỷ lệ cắt lỗ – mà là bạn đã đặt cược bao nhiêu tiền vào một giao dịch.
📉 Ví dụ:
NAV bạn là 100 triệu
Bạn vào lệnh chỉ với 50 triệu (tức chỉ với 50% tổng NAV)
Cổ phiếu giảm và bạn cắt lỗ 7% → bạn cắt lỗ đúng nguyên tắc ❗ Số tiền bạn mất là 3.5 triệu, tức là 3.5% NAV, mọi thứ có vẻ vẫn chấp nhận được với bạn)
📉 Nhưng nếu bạn vào mạnh 100% NAV hoặc thậm chí dùng margin 1:1:
Ví dụ bạn vào lệnh mua với giá trị 200 triệu (100 triệu tiền thật + 100 triệu margin)
Cổ phiếu giảm và bạn cắt lỗ 7% → Giá trị bạn thu về sau khi cắt lỗ là 200 x 0.93 = 186 triệu. 🔥 Bạn nghĩ mình chỉ cắt lỗ 7%, nhưng thực ra tài sản của bạn đã mất tới 14% NAV, vì bạn phải trả lại 100 triệu tiền vay, số tiền còn lại của bạn là 86 triệu (giảm 14% so với 100 triệu ban đầu). 💣 Và điều nguy hiểm là: bạn không hề chuẩn bị tâm lý cho một số tiền mất như vậy. Bạn cứ nghĩ “đi đúng nguyên tắc rồi”, chỉ mất 7% thôi, nhưng kết quả vẫn là tài khoản co rút mạnh, cảm xúc hoảng loạn, niềm tin lung lay.
📉 Một lệnh cắt lỗ đáng lẽ để bảo vệ tài khoản… thì nay lại trở thành đòn giáng vào chính tinh thần và tài sản của bạn – chỉ vì bạn quên quản trị quy mô vốn.
✅ Giải pháp là gì? 👉 Xác định quy mô vốn phù hợp cho mỗi deal, trước khi bạn đặt lệnh.
🔢 Công thức quản trị vốn đơn giản:
Tổng NAV – ví dụ: 100 triệu
% rủi ro tối đa bạn chấp nhận trên NAV mỗi deal – ví dụ: 2% → Tức là bạn chỉ chấp nhận mất 2 triệu cho 1 deal
% cắt lỗ của cổ phiếu – xác định dựa trên phân tích kỹ thuật, ví dụ: 10% → Vậy số tiền bạn nên vào = 2 triệu / 10% = 20 triệu
📌 Với cách này, dù cổ phiếu đi sai kỳ vọng, bạn vẫn giữ tài khoản an toàn – cảm xúc ổn định – tâm thế vững vàng để giao dịch tiếp.
📌 Tất nhiên đây không phải là phương pháp duy nhất và toàn năng cho mọi hoàn cảnh. Nhưng khi mới bắt đầu tham gia đầu tư, đây sẽ là một trong nhưng phương pháp giúp bạn bảo vệ được vốn khỏi những biến động mạnh và cả những sai sót trong quá trình phân tích, thao tác,...
🧠 Có 3 điểm quan trọng rút ra từ phương pháp trên:
✋ Tôn trọng giới hạn cảm xúc của bạn – vì tiền mất kéo theo áp lực thật
📉 Tôn trọng chuyển động thị trường – cắt lỗ đúng điểm kỹ thuật, không cắt cảm tính và để cổ phiếu vận động đủ biên độ
🛡️ Luôn ưu tiên bảo toàn vốn – vì chỉ khi còn vốn, bạn mới có thể thắng trong ván tiếp theo
💡 Với KFSP, bạn có thể dễ dàng thiết lập tỷ lệ rủi ro, theo dõi NAV và tính toán quy mô vốn cho từng deal – giúp bạn đầu tư như một người có kế hoạch.
👉 Đừng để mỗi cú cắt lỗ là một lần mất kiểm soát. Hãy để quản trị vốn bảo vệ bạn!